Trong loạt bài kỷ niệm 250 năm ngày sinh của Beethoven, chúng ta cùng phân tích sự chói sáng của ông.
Khi Beethoven qua đời vào năm 1827, hàng nghìn trang âm nhạc vô cùng giá trị đã được để lại cho hậu thế. Tuy nhiên, không giống như hội họa và điêu khắc, những thứ giao tiếp trực tiếp từ nghệ sĩ đến người quan sát là những trang giấy im lặng và đòi hỏi một sự trình diễn.
Trên hết tất cả Beethoven là một nghệ sĩ dương cầm phi thường. Khi chơi các tác phẩm của chính mình, thì ông đã kết hợp hai vai trò đó là người sáng tác và người biểu diễn.
Vậy làm thế nào để người ta có thể lấy lại bản chất âm nhạc của Beethoven trong thời hiện đại?
Chúng ta phải đóng vai
Biểu diễn âm nhạc cũng giống như diễn xuất, nơi mà lời nói của các nhà viết kịch đã chết từ lâu được truyền một sức sống mới. Đó là một nghệ thuật tinh tế, được mài dũa qua nhiều năm và chỉ thành công khi “giọng nói” của người biểu diễn phù hợp với giọng của tác giả.
Tương tự như vậy, vai trò của người biểu diễn là khác biệt và quan trọng khi chơi lại các tấc phẩm âm nhạc cổ điển. Như là một vở kịch, cần phải thêm vào một nguồn năng lượng, vì cả nội dung của bài nhạc và màn trình diễn đều là một nghệ thuật. Khi cả hai kết hợp lại thì âm nhạc mới thực sự sống động và tuyệt vời.
Việc tìm kiếm tiếng nói riêng của một nhà soạn nhạc cần phải nghiên cứu cẩn thận và âm nhạc của Beethoven là một trường hợp đáng chú ý. Ông đã sống ở thời kỳ đặc biệt, khi mà nhiều nhà soạn nhạc xuất thân là những quan chức toà án hoặc là những người chơi nhạc trong nhà thờ . Ông đã viết một số bản nhạc đầu tiên được coi là “thuần tuý” – âm nhạc truyền tải một điều gì đó có ý nghĩa lớn lao mà không liên quan đến một câu chuyện hoặc dạng văn chương nào.
Qua nhiều thập kỷ người ta nhận thấy rằng âm nhạc của Beethoven đòi hỏi một cách tiếp cận khác với âm nhạc của những người cùng thời với ông ở Vienna. Với Mozart, tốt nhất là bạn nên đứng phía sau, để nhà soạn nhạc nói chuyện. Với Schubert, người ta cần sự kiên nhẫn và sự đồng cảm để có được những khoảnh khắc hạnh phúc giản đơn.
Ngược lại, âm nhạc của Beethoven là một cái gì đó mang sự chiến thắng. Một người cần phải nắm lấy nó bằng cả hai tay, để tham gia vào cuộc chiến (có thể nói như vậy), như ba ví dụ minh họa sau đây.
Một nhạc sĩ điêu luyện
Beethoven là một người chơi đàn điêu luyện,cũng như trong các tác phẩm của ông. Ít có tác phẩm nào khó trình diễn piano hơn bản sonata nổi tiếng của Hammerklavier, và đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế trong các tác phẩm như bản sonata của Waldstein và Appassionata.
Những bản sonata đầu tiên của Beethoven được dành tặng cho Joseph Haydn, “người thầy” của ông ở Vienna. Điều này có thể được xem như một sự tôn trọng, tuy nhiên, ở một cái nhìn hoài nghi thì nhiều người cho rằng ông đang cố gắng vượt qua Haydn.
Với bản sonata C major trong 4 ô nhịp đầu tiên đã nắm bắt được chủ đề của bài là một sự nhẹ nhàng tinh tế. Tuy nhiên, nó đưa ra một vấn đề kỹ thuật gây khó khăn cho nhiều nghệ sĩ piano: các ngón tay của tay phải được co lại chỉ còn 2/3, nếu không chúng sẽ không bao giờ sắc nét!
Trong khi ở các chương tiếp theo thì yêu cầu nghệ sĩ dương cầm chơi trên bàn phím với một sức mạnh của một dàn nhạc giao hưởng, trong khi các đoạn khác mang tính độc tấu nhiều hơn. Hoặc sự bất ngờ của một đoạn độc tấu kịch tính Cadenza để làm nổi bật thêm tính “khiêu khích” của âm nhạc.
Đó là chất liệu tuyệt vời, và màn trình diễn được thành công khi hiểu được sự thông minh khéo léo trong ẩn ý của bài nhạc. Điều này bao gồm cả những bước di chuyển nhanh chóng từ màng độc tấu nhẹ nhàng đến phần hoành tráng như dàn nhạc, và cái nháy mắt đầy thú vị về phía Haydn, dường như nói rằng “Hãy xem tôi có thể làm gì? Giờ tôi không cần thầy nữa ”.
Một triết gia
Chúng ta thường không đánh giá cao những người trẻ tuổi và cho rằng họ không có cảm nhận sâu sắt, nhưng nhiều tác phẩm của Beethoven thời kỳ đầu đều thể hiện được những khoảnh khắc thăng hoa.
Đáng chú ý là bản Sonata in D major vơi những chương chậm rãi, được viết khi ông 28 tuổi. Tuy nhiên, bảy năm sau, Bản Concerto the Fourth Piano ra đời cũng là một chương nhạc chậm rãi nhưng cho thấy Beethoven là đã là một triết gia thật thụ.
Dàn nhạc bắt đầu với những đợt bùng phát dữ dội, nhưng cây đàn piano vẫn không bị lay chuyển khi nó đáp lại. Hoặc khi những đoạn nhạc lắng, thì Piano chỉ còn những giai điệu du dương và dàn dây nhẹ nhàng lại chỉ còn những đoạn tremollo và những hoà âm chưa được giải quyết.
Cuối cùng, mọi xung đột cũng được giải quyết. Với một sự trao đổi qua lại các chương nhạc đều có tính biện chứng trong cấu trúc của nó. Từ quan điểm của nghệ sĩ dương cầm, nó giống như tham gia vào một vở bi kịch của Hy Lạp; đó là một vai diễn phải được thực hiện với niềm tin về sức mạnh chiến thắng.
Một người theo chủ nghĩa hiện đại
Với địa vị mang tính biểu tượng của Beethoven trong lòng khán giả, nhiều lúc chúng ta quên rằng ông là một người theo chủ nghĩa hiện đại. Thậm chí ngày nay, những người biểu diễn vẫn nao núng trước chương cuối cùng của bản B flat major dành cho tứ tấu dây.
Những cái nhìn tương tự về tương lai của âm nhạc nằm trong những tác phẩm cuối cùng của ông, đặc biệt là bộ Bagatelles cuối cùng dành cho piano, được xuất bản năm 1825.
Trong bản nhạc cuối cùng, phần mở đầu ồn ào gợi lại những đoạn kết thúc của Bản giao hưởng số 9, tuy nhiên đây chỉ là một sự hạ màn với cốt lõi là sự yên tĩnh của âm nhạc. Chất liệu của chủ đề rất đơn giản, ban đầu bao gồm các hợp âm tay phải với hòa âm còn thô sơ, phần bên tay trái diễn tả về một sự mộc mạc.
Đây là thứ âm nhạc quan niệm về sự kéo dài của thời gian, hoặc có những lúc là sự tối giản một cách rõ ràng. Tuy nhiên, những khoảnh khắc sâu lắng bị cuốn đi, như nó trôi vào một điệu valse vô tư. Việc tránh xa sự phức tạp là điều có thể đoán trước được.
Để thực hiện tốt tác phẩm này thì nó là một sự vận chuyển và chuyển hoá, khán giả được đưa đến cõi bị lãng quên từ lâu của một nhà soạn nhạc, người bất chấp những căng thẳng của những năm cuối đời, dường như đã tìm thấy bình yên.
Giống như J. Alfred Prufrock trong bài thơ nổi tiếng của T. S. Eliot, chúng ta cứ như bị mắc kẹt trong “một căn phòng của biển cả” một lúc. Cho đến khi các cửa được mở ra, và chúng ta bị chết đuối.
Theo Scott Davie